Hiện nay nhiều người khi tham gia giao thông thường sẽ thấy những vạch kẻ mắt võng trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa của loại vạch này và cách đi sao cho chuẩn khi gặp vạch mắt võng trên đường. Hãy cùng Trung tâm lái xe An Ninh khám phá những thông tin thú vị về vạch kẻ này nhé!
1. Vạch kẻ đường mắt võng là gì?
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. Trong đó, không thể không nhắc đến những trường hợp di chuyển xe thiếu ý thức của một số người khi tham gia giao thông. Vì thế cho nên, vạch mắt võng đã ra đời để giúp người điều khiển xe đi đúng hướng, tránh dừng đỗ sai quy định.
Theo quy định trong QCVN 41:2019/BGTVT, Vạch mắt võng là vạch kẻ cảnh báo người điều khiển xe ô tô không được phép dừng đỗ phương tiện trong phạm vi phần đường được bố trí vạch. Điều này vô cùng lợi để giúp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông hiệu quả. Tùy theo mức độ cần thiết, vạch kiểu mắt võng sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp.
Thường thì vạch kẻ kiểu mắt võng được đặt ở gần nút giao đèn đỏ, trên nhánh dẫn cửa vào/cửa ra của nút giao và những vị trí mặt đường cần thiết không cho phép dừng xe.
2. Vạch kẻ đường mắt võng có mấy loại?
Vạch mắt võng là những vạch kẻ có màu vàng được bố trí với 2 quy cách là đơn giản và thông thường:
TÊN VẠCH | PHÂN LOẠI |
Vạch mắt võng kiểu đơn giản | Mỗi nét vẽ có bề rộng khoảng 20cm đến 40cm. Loại vạch này thường được thất ở các khu vực trung tâm hoặc trên đường dẫn ra/vào các nút giao có lưu lượng giao thông hạn chế. |
Vạch mắt võng kiểu thông thường | Vạch ngoài rộng khoảng 20cm. Vạch bên trong rộng 10cm, nghiêng 45⁰ so với vạch ngoài, khoảng cách đường chéo từ 1m đến 5m. Vạch này được sử dụng tại các nút giao ngã ba, ngã tư hoặc nơi có mật độ giao thông dày đặc. |
3. Gặp vạch kẻ mắt võng phải đi thế nào?
Như đã phân tích, Vạch kẻ kiểu mắt võng được dùng để báo cho người điều khiển phương tiện giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vi vạch kẻ mắt võng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà việc di chuyển được thực hiện khác nhau.
3.1. Vạch mắt võng không có mũi tên chỉ hướng
Khi gặp vạch này, nếu đèn có tín hiệu là màu xanh, người lái xe có thể đi thẳng qua vạch mắt võng sẽ không bị coi là vi phạm. Nếu gặp đèn là màu đỏ mà người lái xe dừng tại vạch mắt võng thì bị xem là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
3.2. Vạch kẻ mắt võng có mũi tên xác định hướng phải đi
Tài xế điều khiển phương tiện theo hướng phải đi của mũi tên được phép đi qua. Những người đi qua vạch nhưng không đi đúng hướng mũi tên sẽ bị coi là vi phạm lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
Như vậy có thể thấy vạch kẻ đường mắt võng khi sử dụng độc lập thì người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường này.
3.3 Lưu ý điều khiển ô tô đúng cách khi gặp vạch mắt võng
Vạch kẻ đường sử dụng thường kết hợp với đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông bắt buộc phải tuân theo quy định với thứ tự ưu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông > hiệu lệnh của đèn tín hiệu > hiệu lệnh của biển báo > hiệu lệnh của vạch kẻ đường.
Chẳng hạn như với vạch mắt võng có kèm mũi tên rẽ phải, đồng nghĩa với việc làn chỉ dành cho các phương tiện rẽ phải. Nếu di chuyển phương tiện đi thẳng dù đèn tín hiệu là xanh hay đỏ thì đều vi phạm lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường.
4. Mức phạt khi đi vào vạch kẻ đường mắt võng
Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, mức phạt do lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ. Nếu phương tiện đó gây ra tai nạn giao thông còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 VNĐ đến 200.000 VNĐ. Nếu phương tiện đó gây ra tai nạn giao thông còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Như vậy, có thể thấy khi người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, ngoài việc bị phạt tiền nếu phương tiện đấy gây tai nạn giao thông còn bị tước luôn quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. Để tránh vi phạm, người điều khiển phương tiện cần nên tìm hiểu thật kỹ và tuân thủ quy định về vạch mắt võng, cũng như trang bị thêm nhiều kinh nghiệm lái xe an toàn cho bản thân.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “vạch kẻ mắt võng là gì và khi gặp vạch kẻ mắt võng phải đi thế nào để tránh bị phạt”. Nếu bạn còn có thắc mắc hoặc câu hỏi nào khác về vấn đề này thì có thể liên hệ đến hotline: 0938 700 222 của Trung tâm giấy phép lái xe An Ninh để được giải đáp các thắc mắc
THÔNG TIN LIÊN HỆ TRUNG TÂM HỌC LÁI XE AN NINH
Hotline : 0938 700 222
Địa chỉ đăng ký học:
- Quận 2: Trần Não, P. Bình An, Quận 2
- Quận 5: Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5
- Quận 7: đường 41, phường Tân Phong
- Quận 9: Gần Vincom Q9
- Quận 12: Hiệp Thành, Quận 12
- Gò Vấp: Phan Văn Trị, Phường 6, Gò Vấp
- Bình Tân: Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B
- Thủ Đức: Tô Ngọc Vân, P. Linh Tây, Thủ Đức
Email: info@gmail.com
Website: hoclaixeotob2.com