Không có bằng lái xe (GPLX) sẽ bị phạt bao nhiêu?

Mình bị mất giấy phép lái xe mô tô và đang trong thời gian làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe. Ngày 20/4, mình có điều khiển mô tô (công suất máy là 125cm3) tham gia giao thông không may vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, mình không xuất trình được bằng lái xe và bị xử phạt về hành vi không có bằng lái xe mô tô với mức phạt một triệu đồng. Vậy việc Cảnh sát giao thông xử phạt tôi như thế là có đúng quy định pháp luật hay không?

vi pham giao thong xe mo to

Giải đáp và trả lời câu hỏi trên

Việc Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm anh về hành vi như trên với mức phạt 1 triệu đồng là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

Khi đang tham gia giao thông mà bị CSGT kiểm tra tại thời điểm đó thì người điều khiển phương tiện cần phải xuất trình được bằng lái xe phù hợp với loại xe mà mình đang sở hữu. Nếu như trường hợp của bạn bị kiểm tra thì bạn cần phải xuất trình được giấy phép lái xe hạng bằng lái xe A1 vì theo pháp luật thì không có 1 quy định nào về việc thay các loại giấy tờ khác bằng giấy phép lái xe.

Đối với  trường hợp người lái xe điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông không mang theo bằng lái xe (GPLX) sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/201/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Theo đó, mức phạt tiền từ 800.000 vnd đến 1.200.000 vnd đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh > 175cm3 thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:

– Không xuất trình giấy phép lái xe hoặc đang sử dụng giấy phép lái xe không phải cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

– Có bằng lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về GTĐB cấp từ năm 1968 nhưng lại không mang theo bằng lái xe quốc gia.

– Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:

  1. Người tham gia giao thông phải đủ 18 tuổi theo quy định, đáp ứng đủ sức khoẻ quy định tại Điều 60 của bộ luật này và có bằng lái xe phù hợp với những loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với những người mới lái xe ô tô khi tham gia giao thông thì cần phải thực hành trên xe tập và phải có giáo viên hỗ trợ tay lái.
  1. Người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

– Giấy đăng ký xe

– Bằng lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này

– Cần có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật 

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Và bạn cần phải biết rằng giấy phép lái xe là một trong những loại giấy tờ bắt buộc người tham gia giao thông phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Giấy phép lái xe không có thời hạn bao gồm các hạng sau đây

vi pham giao thong

– Giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho người điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến 175 cm3.

– Giấy phép lái xe hạng A2 được cấp cho người điều khiển mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và một số loại xe quy định cho bằng lái xe hạng A1.

– Giấy phép lái xe hạng A3 được cấp cho người điều khiển mô tô 3 bánh, các loại xe đã được quy định đối với bằng lái xe hạng A1 và các loại xe tương tự.

Những loại xe mô tô 3 bánh dùng cho người khuyết tật sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng A1.

Giấy phép lái xe có thời hạn bao gồm các hạng sau đây:

– Giấy phép lái xe hạng A4 được cấp dành cho người lái máy kéo có trọng tải dưới 1.000 kg.

– Giấy phép lái xe hạng B1 được cấp cho người không hành nghề lái xe và cho phép điều khiển xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, máy kéo có trọng tải > 3.500 tấn .

Giấy phép lái xe hạng B2 được cấp cho người hành nghề lái xe và cho phép điều khiển xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi,  xe tải, máy kéo có trọng tải > 3.500 tấn.

Giấy phép lái xe hạng C được cấp cho người lái xe tải, máy kéo có trọng tải < 3.500 tấn và các loại xe được quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.

– Giấy phép lái xe hạng D được cấp cho những người điều khiển ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.

– Giấy phép lái xe hạng E được cấp cho những người điều khiển ô tô chở người từ 30 chỗ ngồi trở lên và các loại xe được quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.

– Giấy phép lái xe cho các hạng FB2, FD, FE được  cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe các hạng B2, D, E để được phép điều khiển các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa, hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để điều khiển các loại xe quy định cho hạng C.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TRUNG TÂM HỌC LÁI XE AN NINH

Hotline : 0938 700 222

Địa chỉ đăng ký học:

  • Quận 2: Trần Não, P. Bình An, Quận 2
  • Quận 5: Trần Hưng Đạo, Phường 6, Quận 5
  • Quận 7: đường 41, phường Tân Phong
  • Quận 9: Gần Vincom Q9
  • Quận 12: Hiệp Thành, Quận 12
  • Gò Vấp: Phan Văn Trị, Phường 6, Gò Vấp
  • Bình Tân: Tên Lửa, Phường Bình Trị Đông B
  • Thủ Đức: Tô Ngọc Vân, P. Linh Tây, Thủ Đức

Email: [email protected]

Website: hoclaixeotob2.com

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

Trả lời

ĐĂNG KÝ TẠI TRUNG TÂM AN NINH
Nhận ưu đãi
Giảm 50%
Nhận ưu đãi
Giảm 50%
ĐĂNG KÝ TẠI TRUNG TÂM AN NINH
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử